Hướng Dẫn Sử Dụng

Nhờ chốt chặn độ sâu (13), bạn có thể xác định được độ sâu lỗ khoan X mong muốn.

  • Bấm nút điều chỉnh cỡ định độ sâu (12) và điều chỉnh cỡ định độ sâu trên tay nắm phụ (14).
    Rãnh trên cỡ định độ sâu (13) phải hướng lên trên.
  • Hãy đẩy dụng cụ gài SDS plus vào phần lắp dụng cụ SDS plus cho tới cữ chặn (2). Nếu không, sự chuyển dịch của dụng cụ SDS plus có thể dẫn đến sự điều chỉnh sai độ sâu khoan.
  • Kéo chốt chặn độ sâu ra xa sao cho khoảng cách giữa mũi khoan và đầu chốt chặn độ sâu phù hợp với độ sâu lỗ khoan mong muốn X.

  • Nếu dụng cụ lắp trong máy bị kẹt hay kẹp, lực truyền động đến trục khoan bị ngăn lại. Luôn giữ chặt dụng cụ điện bằng hai tay và đứng vững vì khi dụng cụ hoạt động sẽ phát sinh lực.
  • Hãy tắt dụng cụ điện và tháo dụng cụ gài nếu dụng cụ điện bị vướng. Khi mở máy mà dụng cụ ứng dụng bị kẹt cứng, lực xoắn vặn cao có thể xảy ra.

Chế độ ngắt nhanh (KickBack Control) sẽ cung cấp cách kiểm soát dụng cụ điện tốt hơn và qua đó làm tăng mức độ bảo vệ người dùng so với các dụng cụ điện không có KickBack Control. Ở những vòng quay đột ngột và không thể đoán trước của dụng cụ điện, dụng cụ điện sẽ tắt trục máy khoan.

  • Để khởi động lại hãy thả nút bật tắt (7) và nhấn lại lần nữa.

Chế độ ngắt nhanh được thể hiện thông qua đèn làm việc của dụng cụ điện bị nháy (9).

Bộ phận giảm chấn tích hợp bằng một bộ chống dao động lắp sẵn sẽ giảm các rung động xuất hiện.

  • Không được tiếp tục sử dụng dụng cụ điện khi bộ phận giảm chấn đã bị hỏng.

  • Chỉ đặt dụng cụ điện đã tắt lên đai ốc/vít. Dụng cụ đang quay có thể bị tuột ra.

Để sử dụng đầu chìa vặn vít bạn cần có phần lắp đầu gài phổ thông (21) với chuôi tiếp hợp SDS plus.

  • Làm sạch cán chuôi của chuôi tiếp hợp và bôi một lớp mỏng dầu bôi trơn lên.
  • Lắp phần lắp đầu gài phổ thông bằng động tác xoay vào trong phần lắp dụng cụ cho đến khi được tự động khóa lại.
  • Kiểm tra hiệu quả khóa bằng cách kéo thử phần lắp đầu gài phổ thông ra.
  • Lắp đầu gài vặn vít vào trong phần lắp đầu gài phổ thông. Chỉ sử dụng đầu gài vặn vít vừa với đầu vít.
  • Để tháo phần lắp đầu gài phổ thông hãy đẩy vòng Khóa (4) ra phía sau và tháo phần lắp đầu gài phổ thông (21) ra khỏi phần lắp dụng cụ.

Với móc treo (16) bạn có thể gắn chặt dụng cụ điện vào thiết bị treo phù hợp.

  • Gấp các móc treo (16) lên trên.
  • Kiểm tra móc treo (16) xem có hư hỏng hoặc biến dạng không.
    Không sử dụng móc treo (16), nếu nó bị hư hỏng, biến dạng hoặc khong còn gắn chặt trên dụng cụ điện.
  • Hãy treo dụng cụ điện vào móc treo (16) tại thiết bị treo ổn định.
    Để tránh hư hỏng hoặc thương tích, không được gắn thiết bị móc qua lối đi hoặc khu vực làm việc ở gần.
    Móc treo chỉ được dùng để móc dụng cụ điện gồm phụ kiện được lắp.
  • Hãy gập các móc treo (16), nếu bạn làm việc với dụng cụ điện.
  • Không sử dụng móc treo (16) làm thiết bị chống rơi.
    Không gắn thiết bị chống rơi trên móc treo.

Hướng dẫn: Để cố định dụng cụ điện khỏi rơi, cần sử dụng một thiết bị chống rơi phù hợp với trọng lượng hệ thống (23). Chiều dài tối đa cho phép của thiết bị chống rơi là 1,8 m. Cần lưu ý vùng gắn được phưps (22) trên dụng cụ điện.

Tốt nhất nên sử dụng vòng đai được gắn bằng nút neo để làm thiết bị chống rơi hoặc dùng thiết bị chống rơi với đệm.

Cần tuân thủ hướng dẫn điều khiển khi gắn thiết bị chống rơi (23).

  • Cần gắn mặt đối diện của thiết bị chống rơi vào một cấu trúc ổn định (ví dụ tòa nhà hoặc giàn giáo) và không tự gắn vào người dùng.
    Thiết bị chống rơi phải di chuyển tự do và chỉ được phép gắn vào điểm gắn cố định (24) và trong vùng găn được phép (22) trên dụng cụ điện.
    Chọn một điểm gắn cố định (24) sao cho dụng cụ điện có thể rơi tự do vào khóa chống rơi nếu rơi ngã, mà không quấn hoặc gây nguy hiểm cho người dùng.
    Không sử dụng móc treo (16) làm thiết bị chống rơi.
    Không gắn thiết bị chống rơi trên móc treo.
    Không bao giờ sử dụng thiết bị chống rơi trên dụng cụ điện có lắp hệ thống hút bụi GDE 18V-26 D hoặc GDE 28 D.